Công dụng và chủ trị
Khư phong, thông khiếu. Trị đầu đau, tỵ uyên, mũi nghẹt không thông, đau răng.
– Bản kinh: Chủ hàn nhiệt thân thể ngũ tạng, phong đầu não đau, diện can.
– Biệt lục: Ôn trung giải cơ, lợi chín khiếu, thông ngạt mũi, ra nước mũi, trị sưng mắt gây đau răng, huyền mạo, người như trên tàu xe. Sinh râu tóc, khứ bạch trùng.
– Dược tính luận: Có thể trị mặt sinh can (酐). Dùng làm phấn sáp thoa mặt, chủ sáng đẹp.
– Nhật Hoa tử bản thảo: Thông quan mạch, sáng mắt. Trị đau đầu, sợ lạnh, mình rét, ngứa ngáy.
– Điền Nam bản thảo: Trị não lậu tỵ uyên, khư phong, nướng trên ngói mới nghiền nhỏ. Trị mặt đau lạnh, vị khí thống, rượu nóng uống.
– Cương mục: Tỵ uyên, nghẹt mũi, tỵ thất, nhọt mũi và nhọt mũi sau đậu, dùng nghiền nhỏ, cho vào chút ít xạ hương, thông bạch chấm vào vài lần.
– Ngọc thu dược giải: Tiết Phế giáng nghịch, lợi khí phá tắc nghẽn.
– Giang Tây Trung dược: Dùng ngoài có thể xúc tiến thu súc tử cung, có tác dụng thúc sinh.
Cách dùng và liều dùng
Sắc uống, 3 ~ 9g; bổn phẩm có lông, dễ kích thích cổ họng, cho vào thuốc thang nên dùng túi vải bọc sắc.
Kiêng kỵ
– Trung dược học: Người bệnh mũi do âm hư hỏa vượng kỵ uống.
– Bản thảo kinh tập chú: Khung cùng làm sứ. Ghét Ngũ thạch chi. Sợ Xương bồ, Bồ hoàng, Hoàng liên, Thạch cao, Hoàng Hoàn.
– Bản thảo kinh sơ: Phạm người khí hư kỵ, người đau đầu não thuộc huyết hư hỏa tích kỵ, người đau răng thuộc vị hỏa kỵ.
– Bản thảo hối ngôn: Người khí hư, tuy cảm phong hàn gây các khiếu không thông, không nên dùng.
Nghiên cứu hiện đại
Thành phần hoá học: Vọng xuân ngọc lan: Búp hoa hàm chứa dầu bay hơi 3.4%,thành phần chủ yếu trong đó là β-pinene, 1,8-cineole và cam-phor, còn hàm chứa:α-pinene, α-vàβ-phellandrene, sabinene, α-vàγ-terpinene, tert-butyl-benzene, sabinene hydrate, agarol, α-vàβ-terpineol, 4-terpineol, β-elemene v.v… (Trung Hoa bản thảo).
Tác dụng dược lý:
Tân di có tác dụng teo co mạch máu niêm mạc mũi, có thể bảo hộ niêm mạc mũi, và xúc tiến hấp thu chất bài tiết niêm mạc, giảm nhẹ chứng viêm, thông sướng xoang mũi. Thuốc ngâm hoặc thuốc sắc Tân di có tác dụng gây tê cục bộ đối với động vật. Nước Tân di hoặc chất chiết cồn có tác dụng giáng áp. Thuốc sắc nước đối với cơ vân ngang có tác dụng dạng acetylcholine, và có thể hưng phấn cơ trơn tử cung, kích thích ruột vận động. Có tác dụng ức chế đối với nhiều loai khuẩn gây bệnh. Dầu bay hơi có tác dụng trấn tĩnh, trấn thống, chống dị ứng, giáng huyết áp (Trung dược học).
Bài thuốc cổ kim tham khảo
+ Phương thuốc 1:
Trị tỵ uyên: Tân di nửa lượng, Thương nhỉ tử 2 chỉ rưỡi, Hương bạch chỉ 1 lượng, Bạc hà diệp nửa chỉ. Thuốc trên phơi khô, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 chỉ, dùng Hành, trà xanh sau bửa ăn điều uống.
(Tế sinh phương – Thương nhỉ tử tán)
+ Phương thuốc 2:
Trị viêm mũi, viêm xoang mũi: Tân di hoa 3 chỉ, trứng gà 3 quả. Cùng nấu, ăn trứng uống nước
#tandihoa